Cơ cấu cán bộ giáo viên của trường THCS Xuân Hòa
...
Khi phát hiện được năng khiếu của các em thì tập trung đào tạo, bồi dưỡng khả năng đó thì mới đạt được hiệu quả. Lúc này, các em mới có thể tiếp nhận và phát huy khả năng, sở trường thực sự của mình. Còn ngược lại, khi các em đã không có sở thích với các môn năng khiếu thì dù có ép buộc đi chẳng nữa thì các em cũng không thể hấp thụ, dẫn đến lãng phí thời gian, chi phí cho việc theo học.
Đôi khi ước muốn của cha mẹ thường áp đặt lên con, bắt các em phải thế này, thế nọ; phải là những nhạc sĩ hay, vũ công giỏi, kiếm được nhiều tiền… thì cha mẹ mới yên lòng. Nhưng có khi nào, cha mẹ lại nghĩ con mình có thích hợp với những môn năng khiếu đó hay không? Việc phải học tập quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lý bình thường của các em, dẫn đến các em thường có biểu hiện mệt mỏi, cáu ghét hoặc nặng thì có thể loạn thần do dồn nén quá nhiều kiến thức.
Hãy để các em có thời gian thử giản, được làm những việc mình muốn, được học những gì mình thích, nhất là phải để các em được tự do vui chơi, giải trí, khám phá thế giới xung quanh cùng với bạn bè. Đồng thời, cha mẹ thường xuyên nói chuyện với các em, tìm hiểu xem các em có sở thích gì, mong muốn làm gì… để từ đó cùng các em xây dựng kế hoạch thực hiện. Trong đó, phải xác định rõ với các em về nhiệm vụ chính vẫn là theo học các môn văn hóa ở nhà trường, còn môn năng khiếu chỉ môn học phụ và cần phải học lâu dài chứ không phải học ngày một ngày hai. Nếu sa đà quá nhiều vào các môn năng khiếu, bỏ lỡ các môn học văn hóa thì sẽ hỏng kiến thức phổ thông và có thể ảnh hưởng đến tương lai sau này của các em.
Vì vậy, không nên gắn ước muốn của cha mẹ để con thực hiện, nếu không thận trọng sẽ gây tổn hại đến các em. Hãy để các em tự do vui chơi và chọn lựa những môn năng khiếu mình thích, như thế mới có thể phát huy sở trường, năng lực thật sự của các em.
Tác giả bài viết: Minh Anh
Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn