Các
bạn
học
sinh
đã
chuẩn
bị
gì
để
đón
đêm
trung
thu?
Theo
Phan
Kế
Bính
trong
sách
Việt
Nam
phong
tục,
"dân
ta
thế
kỷ
19,
ban
ngày
làm
cỗ
cúng
gia
tiên,
tối
đến
bày
cỗ
thưởng
trăng.
Đầu
cỗ
là
bánh
mặt
trăng
và
dùng
nhiều
thứ
bánh
trái
hoa
quả,
nhuộm
các
màu
sặc
sỡ,
xanh
đỏ,
trắng
và
vàng.
Con
gái
ở
phố
thi
nhau
tài
khéo,
gọt
đu
đủ
thành
các
thứ
hoa,
nặn
bột
làm
con
tôm,
con
cá
voi...".[3]
Đồ
trẻ
con
chơi
trong
Tết
trung
thu
là
các
thứ
bồi
bằng
giấy
như
bươm
bướm,
bọ
ngựa,
voi,
ngựa,
kỳ
lân,
sư
tử,
rồng,
hươu,
tôm,
cá,....Trẻ
con
buổi
tối
đêm
trung
thu,
dắt
díu
nhau
kéo
co,
bắt
cái
hồ
khoan,
rước
đèn,
rước
sư
tử,
trống,
thanh
la.[3]
Cũng
trong
dịp
này
người
ta
mua
bánh
trung
thu,
trà,
rượu
để
cúng
tổ
tiên
vào
buổi
tối
khi Trăng
Rằm vừa
mới
lên
cao.
Đồng
thời
trong
ngày
này,
mọi
người
thường
biếu
cho
ông
bà,
cha
mẹ,
thầy
cô,
bạn
bè,
họ
hàng
và
các
ân
nhân
khác
Bánh
Trung
Thu,
hoa
quả,
trà
và
rượu.
Người
Trung
Hoa
thường
tổ
chức
múa
rồng
vào
dịp
Trung
Thu,
còn
người
Việt múa
sư
tử hay
múa
lân.
Con
Lân
tượng
trưng
cho
sự
may
mắn,
thịnh
vượng
và
là
điềm
lành
cho
mọi
nhà...
Thời
xưa,
người
Việt
còn
tổ
chức
hát Trống
Quân và
treo đèn
kéo
quân trong
dịp
Tết
Trung
Thu.
Điệu
hát
trống
quân
theo
nhịp
ba
"thình,
thùng,
thình".
Theo
phong
tục
người
Việt,
vào
dịp
Tết
Trung
Thu,
những
người
lớn
bày
cỗ
cho
trẻ
em
để
mừng
trung
thu,
mua
và
làm
đủ
thứ
lồng
đèn
thắp
bằng
nến
để
treo
trong
nhà
và
để
các
con
rước
đèn.[2] Cỗ
mừng
trung
thu
gồm
bánh
Trung
Thu,
kẹo,
mía,
bưởi
và
các
thứ
hoa
quả
khác
nữa.[4]
Tại
một
số
vùng
nông
thôn,
những
nơi
mà
quan
hệ
hàng
xóm
láng
giềng
vẫn
còn
được
bảo
tồn
và
trân
trọng,
người
ta
thường
tổ
chức
cho
trẻ
em
cùng
nhau
rước
đèn
đi
khắp
thôn,
xóm,
khu
phố
trong
đêm
trung
thu.
Lễ
hội
rước
đèn
có
thể
được
phát
động
bởi
chính
quyền
địa
phương
hoặc
những
nhóm
thanh
niên
trong
làng
xóm.
Họ
phân
công
nhau
làm
những
lồng
đèn
ông
sao
thật
lớn
hoặc
những
lồng
đèn
thật
đẹp
để
thi
thố
với
nhau
trong
lễ
rước
đèn.
Tại Phan
Thiết (Bình
Thuận),
người
ta
tổ
chức
rước
đèn
quy
mô
lớn
với
hàng
ngàn
học
sinh
tiểu
học
và
trung
học
cơ
sở
đi
khắp
các
đường
phố,
lễ
hội
này
được
xác
lập
kỷ
lục
lớn
nhất
Việt
Nam.
Đây
là
lễ
hội
rước
đèn
trung
thu
truyền
thống
có
từ
hàng
trăm
năm
nay,
và
quy
mô
của
lễ
hội
tại
Phan
Thiết
mỗi
năm
một
hoành
tráng
và
to
lớn
hơn,
tuy
nhiên
cũng
có
tính
cách
"thương
mại"
hơn.[5] Tại Tuyên
Quang cũng
có
lễ
hội
rước
đèn
lớn,
huy
động
hoàn
toàn
từ
sự
sáng
tạo
của
người
dân,
từng
làng
từng
xóm
và
chưa
bị
thương
mại
hóa.
Mặt
nạ,
đèn
ông
sư,
đèn
ông
sao
và
đầu
sư
tử
là
các
loại
đồ
chơi
phổ
biến
nhất
trong
dịp
lễ
tết
Trung
thu.
Tại
miền
Nam,
hai
thành
phố Hội
An và Sài
Gòn nổi
tiếng
khắp
nước
về
thủ
công
nghệ
làm
lồng
đèn
trang
trí
và
các
loại
đèn
giấy
dùng
trong
ngày
tết
Trung
Thu.
Trước
đây
ở
miền
Bắc,
khi
còn
trong
thời
kỳ
bao
cấp
(1976
-
1986),
các
đồ
chơi
cho
trẻ
em
vào
dịp
tết
Trung
thu
rất
hiếm,
phần
lớn
các
gia
đình
thường
tự
làm
lấy
đồ
chơi
như
trống
bỏi,
đèn
ông
sư,
đèn
ông
sao,
đèn
kéo
quân,
mặt
nạ,
tò
he,
chong
chóng...
cho
trẻ
em
trong
gia
đình.
Ngoài
ra
còn
có
các
mô
hình
tàu
thủy
đồ
chơi.
Các
loại
mặt
nạ
thường
được
làm
bằng
bìa
hoặc
bằng
giấy
bồi,
với
các
hình
phổ
biến
về
các
nhân
vật
trẻ
em
yêu
thích
bấy
giờ
như:
đầu
sư
tử,
ông
Địa,
Tôn
Ngộ
Không,
Trư
Bát
Giới,
Bạch
Cốt
Tinh...
Ngày
nay,
phần
lớn
đồ
chơi
ở
Việt
Nam
có
xuất
xứ
từ
Trung
Quốc,
các
loại
mặt
nạ
được
làm
bằng
nhựa
mỏng,
không
đẹp
bằng
mặt
nạ
thời
trước.
Liên
đội
trường
THCS
Xuân
Hòa
tưng
bừng
tổ
chức
cuộc
thi
làm
lồng
đèn
trung
thu